Hằng số bền của phức chất Phức chất

Hằng số bền từng nấc

Đối với phức chỉ có số phối trí là 1 thì sự tạo phức được biểu diễn như sau:

M + L ⇔ ML

Đối với phức có số phối trí cao, sự tạo phức giữa ion kim loại Mn+ với phối tử Lm- được biểu diễn theo sơ đồ sau (để đơn giản không ghi điện tích)

M + L ⇔ ML (k1)

ML + L ⇔ ML2 (k2)

ML2 + L ⇔ ML3 (k3)

............................................

k1, k2, k3,........ là các hằng số bền từng nấc của các phức chất tương ứng.

Các giá trị của k cho biết độ bền của từng phức và cho phép so sánh khả năng tạo phức từng nấc.

k 1 = [ M L ] [ M ] [ L ] {\displaystyle k_{1}={\frac {[ML]}{[M][L]}}} ; k 2 = [ M L 2 ] [ M L ] [ L ] {\displaystyle k_{2}={\frac {[ML2]}{[ML][L]}}} ; k 3 = [ M L 3 ] [ M L 2 ] [ L ] {\displaystyle k_{3}={\frac {[ML3]}{[ML2][L]}}}

Hằng số bền tổng cộng

Có thể biểu diễn cân bằng tạo phức qua hằng số bền tổng cộng bằng cách tổ hợp các cân bằng từng nấc.

M + L ⇔ ML (β1 = k1)

M + 2L ⇔ ML2 (β2 = k1.k2)

M + 3L ⇔ ML3 (β3 = k1.k2.k3)

.....................................

Theo định luật tác dụng khối lượng ta có:

β 1 = [ M L ] [ M ] [ L ] {\displaystyle \beta _{1}={\frac {[ML]}{[M][L]}}}

β 2 = [ M L 2 ] [ M ] [ 2 L ] {\displaystyle \beta _{2}={\frac {[ML_{2}]}{[M][2L]}}}

β 3 = [ M L 3 ] [ M ] [ 3 L ] {\displaystyle \beta _{3}={\frac {[ML_{3}]}{[M][3L]}}}

Hằng số không bền từng nấc và hằng số không bền tổng cộng tương ứng với hằng số bền từng nấc và hằng số bền tổng cộng.

ML3 ⇔ ML2 + L (kkb1)

ML2 ⇔ ML + L (kkb1)

ML ⇔ ML + L (kkb1)

Trong đó hằng số không bền có giá trị là nghịch đảo của hằng số bền.